Thứ Hai, 01/01/2024 15:41:00 GMT+7
Thôn Sa Đống, xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Lượt xem: 423
Trước năm 1945, Sa Đống gồm 2 thôn, 1 xóm: thôn Đống Táo, thôn Sa Trung) và xóm Phúc Lai (thuộc thôn Tiên Cựu, xã Tiên Cường ngày nay) thuộc tổng Đại Công. Năm 1956, xóm Phúc Lai sáp nhập với thôn Đống Táo thành thôn Tiên Đống. Năm 1962, thôn Tiên Đống sáp nhập với thôn Sa Trung thành thôn Sa Đống như ngày nay: Theo nghĩa Hán - Việt, “sa” là cát, vùng cồn cát có nhiều cây cối xanh tốt; “Đống” là gò đống, mái nhà cao. Vì vậy, Sa Đống nghĩa là vùng cồn cát cao như gò đống, có nhiều cây to, dân cư đông đúc. Sa Đống cũng chính là tên ghép từ 2 thôn Sa Trung và Tiên Đống.
Trước năm 1945, Sa Đống gồm 2 thôn, 1 xóm: thôn Đống Táo, thôn Sa Trung) và xóm Phúc Lai (thuộc thôn Tiên Cựu, xã Tiên Cường ngày nay) thuộc tổng Đại Công. Năm 1956, xóm Phúc Lai sáp nhập với thôn Đống Táo thành thôn Tiên Đống. Năm 1962, thôn Tiên Đống sáp nhập với thôn Sa Trung thành thôn Sa Đống như ngày nay: Theo nghĩa Hán - Việt, “sa” là cát, vùng cồn cát có nhiều cây cối xanh tốt; “Đống” là gò đống, mái nhà cao. Vì vậy, Sa Đống nghĩa là vùng cồn cát cao như gò đống, có nhiều cây to, dân cư đông đúc. Sa Đống cũng chính là tên ghép từ 2 thôn Sa Trung và Tiên Đống.
Qua các cuộc kháng chiến, Nhân dân thôn được tặng 138 Huân huy chương kháng chiến các loại. Bí thư Chi bộ đầu tiên là đồng chí Bùi Văn Pha
Trước năm 1954, toàn thôn có 9 hộ gia đình theo đạo Thiên Chúa. Hiện nay toàn thôn có 676 hộ, 2.312 nhân khẩu, trong đó có 21 hộ, 82 nhân khẩu Thiên Chúa giáo.
Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Nhân dân Sa Đống đã học hỏi và duy trì một số nghề: làm bánh, buôn bán nhỏ, ... tạo việc làm phụ cho nhân dân trong thôn. Nhờ vậy, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Bánh Trung thu của Công ty TNHH Bánh kẹo Gia Khánh
trên địa bàn thôn Sa Đống
Cùng với đó Chương trình xây dựng NTM ở xã Tự Cường nói chung đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân thôn Sa Đống, không chỉ là câu chuyện của xây dựng hạ tầng, phát triển mô hình, nâng cao thu nhập... mà còn là hành trình bền bỉ, nhằm khơi gợi, bồi đắp những giá trị văn hóa tốt đẹp trong mỗi con người, mỗi gia đình và trong từng thôn xóm.
Mạng lưới giao thông được mở rộng, bê tông hóa. Điện thắp sáng làng quê khắp cả những con đường nhỏ trong ngõ xóm. An ninh trật tự đảm bảo, thôn xóm yên bình; cảnh quan, vệ sinh môi trường sạch, đẹp. Tình làng - nghĩa xóm gắn bó keo sơn; các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên một tầm cao mới. Những miền quê lam lũ ngày nào đã trở thành “miền quê đáng sống”, để rồi ai đi xa cũng muốn về, du khách một lần dừng chân sẽ nhớ mãi…
VHXH 1