image banner

 

CHỦ ĐỀ NĂM 2025 "TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI -

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU - THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ"

Đình Mỹ Khê - thôn Mỹ Ngự, xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Lượt xem: 852
Đình làng Mỹ Khê nằm tại thôn Mỹ Ngự, xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng có từ năm 1924, thờ Thành Hoàng làng.

(Xem bản đồ)

Đình làng Mỹ Khê nằm tại thôn Mỹ Ngự, xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng có từ năm 1924, thờ Thành Hoàng làng. Vào năm 1936, làng Mỹ Khê cũ, (nay đã sáp nhập với làng Nhuệ Ngự, thành thôn Mỹ Ngự) được ông Nguyễn Văn Sơ - người làng Ninh Duy, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (ngày nay) có dẫn về làng chúng tôi một ông đã đứng tuổi, chân đi tập tễnh về ở nhà ông Trần Văn Phán và giới thiệu là Ông Giáo.

Sau này được biết đó là ông Hạ Bá Cang (Tức ông Hoàng Quốc Việt) - Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ về làng để tuyên truyền, giác ngộ đường lối cách mạng của Đảng và xây dựng lực lượng Việt Minh trong những năm 1936 đến năm 1942.

Năm 1944 làng Mỹ Khê lúc đó đã có 07 người được kết nạp vào Hội Việt Minh, trong đó có 02 người con của gia đình ông Trần Văn Phán là: Ông Trần Văn Thâm (Tức Vũ Thành) và bà Trần Thị Đạt (Tức Trần Thị Thu Tiến) và 05 Hội viên khác nữa. Cũng từ năm 1944 sang năm 1945, Đình làng Mỹ Khê là nơi đêm ngày Dân quân tự vệ luyện tập Quân sự để giành Chính quyền. Ngày 19/8/1945 cách mạng thành công, Chính quyền về tay Nhân dân. Ngày 06/01/1946, Đình làng Mỹ Khê như một ngày Hội, Nhân dân nô nức tới Đình làng để bầu cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại đây Nhân dân đã bầu ra 03 đại biểu Quốc hội đó là các ông Tô Quang Đẩu, ông Tạ Quang Bửu và ông Nguyễn Văn Sơ.

Ngày 20/11/1946 thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, làng Mỹ Khê đã đùm bọc đồng bào ở hai huyện Kiến Thụy, An Lão sang tản cư. Đặc biệt Đình làng – Làng Mỹ Khê còn là cơ sở để nhà thương Kiến An về tập kết, nhà thương do đốc tờ Tín phụ trách để chữa trị, cứu chữa cho anh em thương, bệnh binh, trong đó có 02 chiến sĩ hy sinh tại đây, hai chiến sĩ đó an táng tại Đường dưới làng Mỹ Khê, đến năm 1969 bốc chuyển về nghĩa trang ba xã Đường Mười, những năm sau sân Đình của làng là nơi tiễn đưa anh em thanh niên lên đường tòng quân đánh giặc.

Trong những năm 1950 - 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng ác liệt, nhân dân làng Mỹ Khê còn làm nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí trong cơ quan đầu não của thành phố Hải Phòng, cụ thể là đồng chí Trần Kiên - Bí thư Thành ủy đã về ở tại nhà đồng chí Trần Văn Thạc ở làng Mỹ Khê.

Anh-tin-bai

Một làng quê Mỹ Khê có truyền thống cách mạng như vậy; dấu ấn đặc biệt của Đình làng - Làng Mỹ Khê trong thời kỳ cách mạng Việt Nam trước đây không bao giờ phai mờ, được gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ con cháu. Đình làng Mỹ Khê là một địa điểm dành cho du khách để có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn hóa và lịch sử, du khách cũng có thể tìm được không gian yên tĩnh, thanh tịnh, thoải mái của ngôi đình này. Đi vào sâu bên trong khuôn viên của ngôi đình, có bóng đa rợp bóng mát, có tiếng chuông văng vẳng mỗi chiều, bạn sẽ quên hết tất cả những bộn bề, lo toan của cuộc sống thường nhật để có những giây phút yên bình, thanh thản.

VHXH 1

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới